Fluor là gì?
Fluor được xem là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong việc bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe. Công thức hóa học của nguyên tố này viết tắt là F. 95% lượng Fluor được phân bố chủ yếu ở răng và xương và 4% còn lại có trong gân, dây chằng và máu.
Mỗi ngày, lượng Fluor trong răng đều bị mất đi nhưng đồng thời cũng tự bù lại thông qua cơ chế khử khoáng và tái khoáng.
Quá trình khử khoáng xảy ra do axit có trong một số loại thức ăn làm bào mòn Fluor. Vi khuẩn trong mảng bám và vôi răng cũng là nguyên nhân làm thiếu hụt Fluor mỗi ngày.
Quá trình tái khoáng được thiết lập nhằm bù đắp lại lượng Fluor thiếu hụt. Canxi, phosphate và Fluor sẽ được tái tạo nhờ ăn bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất.
Trà xanh, cá biển, trái cây và rau củ là những nguồn bổ sung Fluor tuyệt vời nhất mà bạn có thể tận dụng.
Fluor là gì? Lợi ích của Fluor trong bảo vệ sức khỏe răng miệng
Tác dụng của Fluor trong điều trị và phòng tránh sâu răng
Fluor là yếu tố rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Công dụng nổi bật của Fluor có thể thấy như:
Fluor được xem là tấm khiên chống lại sự tấn công mạnh mẽ của axit, ngăn vi khuẩn xâm chiếm gây hại.
Fluor có cơ chế hoạt động làm ức chế chuyển hóa đường xảy ra trong khoang miệng, phá hủy điều kiện sống của khuẩn sâu răng.
Fluor góp phần hạn chế sâu răng ở trẻ nhỏ, nuôi dưỡng sự phát triển khỏe mạnh của răng vĩnh viễn ở trẻ.
Fluor kiến tạo men răng, tạo ngà răng thông qua việc khuếch tán liên tục, kích thích tái khoáng.
Men răng chứa 96% apatit. Nhờ có fluor, apatit được chuyển hóa thành Fluoroapatit khó tan trong nước. Do đó, bề mặt răng được cứng cáp hơn.
Khi thiếu hụt Fluor, sức khỏe răng miệng sẽ biểu hiện ra ngoài các dấu hiệu:
Men răng yếu dễ bị xỉn màu.
Có vạch trắng, đốm trắng to trên răng. Dần dần các đốm này chuyển sang màu xám và vàng.
Xuất hiện các rãnh ăn mòn ở bề mặt răng, làm răng dễ sứt mẻ, thậm chí bị vỡ khi có lực tác động mạnh hơn bình thường.
Do đó, khi bạn gặp phải các biểu hiện trên chính là lúc cơ thể đang báo động cần bổ sung fluor cho cơ chế tái khoáng hoạt động bình thường. Bạn có thể sử dụng nước súc miệng va và kem đánh răng có chứa fluor hoặc điều chỉnh chế độ ăn giàu canxi và khoáng chất để cung cấp fluor cho răng và cơ thể.
Tuy fluor có có lợi trong việc giúp răng khỏe mạnh, nhưng dư thừa fluor cũng dẫn đến các tác động xấu như ngộ độc, ảnh hưởng tuyến giáp, làm chậm quá trình phát triển của trẻ,… Bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Không nạp fluor quá mức cần thiết.
Trẻ em không nên dùng thực phẩm chức năng để bổ sung Fluor quá sớm.
Chọn kem và nước súc miệng có hàm lượng fluor mức tiêu chuẩn.
Những đối tượng thiếu hụt fluor nghiêm trọng nếu muốn bổ sung cần đến các phòng khám để nhận được tư vấn và hướng dẫn an toàn. Bôi gel chứa Fluor, vecni Fluor,…thường được chỉ định trong trường hợp này.
Vệ sinh răng miệng với Fluor đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng với kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor là phương pháp phòng và chữa các bệnh lý nha chu, viêm nướu và sâu răng hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần tuân thủ các bước:
Bước 1: Lấy lượng kem đánh răng có thành phần fluor vừ vừa đủ và tiến hành đánh răng. Hãy nhớ đánh răng đúng cách bằng việc đưa bàn chải theo chiều dọc lên xuống để tránh làm mòn men răng và tổn thương nướu.
Bước 2: Dùng 1 đoạn tăm chỉ nha khoa để lấy đi thức ăn còn sót lại tại kẽ răng, những nơi bàn chải chưa làm sạch được.
Bước 3: Sử dụng nước súc miệng để làm sạch triệt để khoang miệng, đồng thời giảm các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, ho, rát họng,…
Răng được cứng chắc, chống lại sâu răng, và giữ được màu men răng trắng sáng tự nhiên chính là nhờ có fluor trong răng và xương răng. Sử dụng fluor ở liều lượng vừa phải, có tham vấn ý kiến nha sĩ sẽ tránh nguy cơ ngộ độc Fluor. Giữ thói quen vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluor sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng khỏe mạnh và sáng bóng.