Các loại tẩy trắng răng phổ biến hiện nay

Các loại tẩy trắng răng phổ biến hiện nay
Cập nhật 13/03/2019 14:03:49

Tẩy trắng răng là một kĩ thuật trong nha khoa thẩm mỹ, được sử dụng để cải thiện màu sắc của răng, giúp cho răng trở nên trắng sáng và đều màu hơn (so với màu răng ban đầu). Vậy, hiện nay, có các loại tẩy trắng răng phổ biến nào? Để có câu trả lời, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Về bản chất, tẩy trắng răng là quá trình làm cho màu răng trở nên trắng sáng hơn (so với màu răng ban đầu). Để làm được điều này, bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất hoặc hóa chất kết hợp với năng lượng ánh sáng, tạo ra phản ứng oxi hóa khử để làm tan các vết bẩn hữu cơ nằm bên trong răng. Nhờ đó, màu sắc của răng sẽ được cải thiện rõ rệt.

 

Các loại tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là quá trình làm cho màu răng trắng sáng hơn.

Các Loại Tẩy Trắng Răng Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Hiện nay, phương pháp tẩy trắng răng được chia thành 2 kĩ thuật chính, bao gồm: tẩy trắng răng tại nhà và tẩy trắng răng tại nha khoa. Trong đó:

Tẩy trắng răng tại nhà: Đây là một trong các loại tẩy trắng răng được khách hàng lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, kĩ thuật này chỉ mang lại hiệu quả đối với những hàm răng bị xỉn màu nhẹ.

Sử dụng thuốc tẩy trắng răng có nồng độ từ 10% – 15%. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng và chế tạo cho bạn một máng tẩy trắng bằng nhựa nha khoa trong suốt, được thiết kế vừa khít với 2 hàm răng.

Thuốc tẩy trắng sẽ được đưa vào máng này với một lượng vừa đủ. Tiếp theo, bạn sẽ phải đeo máng trên răng mỗi ngày từ 2 – 3 giờ.  Sau khoảng 2 – 3 ngày thực hiện, phần răng tiếp xúc với thuốc sẽ trở nên trắng và đều màu hơn. Tuy nhiên, để duy trì màu răng trong thời gian dài, bạn cần phải đeo mang lên đến 7 ngày.

Các loại tẩy trắng răng phổ biến

Tẩy trắng răng tại nhà là một trong các loại tẩy trắng răng phổ biến hiện nay.

Tẩy trắng răng tại nha khoa: Đây là kĩ thuật tẩy trắng răng mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay, được chỉ định cho những trường hợp răng bị ố vàng – xỉn màu nặng.

Sử dụng thuốc tẩy trắng có nồng độ cao (khoảng 35%), kết hợp với năng lượng ánh sáng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ bôi trực tiếp thuốc này lên trên bề mặt của răng. Sau đó, chiếu năng lượng ánh sáng vào để kích hoạt thuốc, giúp xóa tan các vết bẩn nằm bên trong răng.

Sử dụng đèn Plasma, công nghệ Bleach Bright, công nghệ Halogen, công nghệ Boyond, công nghệ Laser Whitening… là các loại tẩy trắng răng thường được áp dụng tại nha khoa hiện nay. Với mỗi loại, hiệu quả đạt được sẽ khác nhau.

Các loại tẩy trắng răng phổ biến hiện nay

Sử dụng đèn Plasma, công nghệ Bleach Bright, công nghệ Halogen… là các loại tẩy trắng răng phổ biến tại nha khoa.

4 Điều Bạn Cần Biết Trước Khi Thực Hiện Tẩy Trắng Răng

Nếu bạn đang có ý định tẩy trắng răng, dưới đây là 4 điều bạn cần biết trước khi tiến hành làm răng thẩm mỹ bằng phương pháp này nhé!

Tẩy trắng răng chỉ tẩy trắng răng thật: Thuốc tẩy trắng răng và năng lượng ánh sáng chỉ có tác dụng với men răng tự nhiên. Vì thế, nếu như bạn đã từng trám răng, bọc sứ, cấy ghép implant, bắc cầu răng sứ, mặt dán sứ veneer… thì không thể thực hiện tẩy trắng răng nhé.

Răng có thể bị tăng độ nhạy cảm: Cho dù bạn thực hiện tại nhà hay tại nha khoa, thì sau khi tẩy trắng, răng và lợi của bạn vẫn có nguy cơ bị tăng độ nhạy cảm. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.

có các loại tẩy trắng răng phổ biến nhất

Tẩy trắng răng có thể làm răng bị ê buốt – đau nhức.

Kết quả tẩy trắng răng không được duy trì vĩnh viễn: Sau khi tẩy trắng răng, màu sắc của răng có thể trắng bật lên từ 2 – 8 tông so với màu răng ban đầu. Tuy nhiên, kết quả này chỉ duy trì trong khoảng từ 3 – 5 năm, tùy thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của bạn như thế nào.

Tẩy trắng răng phải được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa: Để đảm bảo an toàn cho bản thân và đạt được kết quả như mong muốn, quá trình tẩy trắng răng nên được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa. Cho dù bạn tẩy trắng răng tại nhà, thì cũng cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ.

có các loại tẩy trắng răng phổ biến nhất hiện nay

Tẩy trắng răng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa.



Hỗ trợ trực tuyến