Các phương pháp điều trị tụt lợi

Các phương pháp điều trị tụt lợi
Cập nhật 22/08/2023 14:08:42

Tụt lợi gây ra nhiều ảnh hưởng cho người bệnh như ê buốt khi đánh răng, không vệ sinh sạch sẽ được chân răng hoặc nhiều vấn đề khác về răng miệng. Vậy điều trị tụt lợi có khó không? Cùng tham khảo các cách điều trị tụt lợi chân răng hiện nay qua bài viết sau.

Ảnh minh họa

1. Thế nào là tụt lợi hở chân răng?

Tụt lợi hở chân răng là một bệnh lý về răng miệng thường gặp, đây là tình trạng lợi bị rút về về phía chân răng và về lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hàm răng nếu không được điều trị kịp thời.

Tụt lợi có thể xảy ra ở cả hai hàm răng tuy nhiên hàm trên dễ nhận thấy hơn so với hàm dưới và tình trạng này thường gặp ở răng nanh, răng cửa, răng hàm ít bị hơn.

Như đã nói ở trên, tụt lợi nếu không sớm điều trị sẽ gây ra các biến chứng như sau:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, hàm răng dài hơn và có thể hở các kẽ răng
  • Thức ăn, mảng bám sẽ dễ dàng bám hoặc dắt vào kẽ răng khiến việc vệ sinh răng miệng trở lên khó khăn hơn.
  • Chân răng hở ra không có lợi bảo vệ về lâu dài sẽ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như: Chảy máu chân răngê buốt răngtiêu xương ổ răngviêm tủy răng...

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi hở chân răng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tụt lợi hở chân răng, trong đó phải kể đến như: Cao răng, mảng bám, vệ sinh răng miệng sai cách, mắc bệnh viêm nha chu, thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, do nội tiết trong cơ thể thay đổi hoặc thẩm mỹ răng sai cách...

3. Các cách điều trị tụt lợi chân răng hiện nay

Hiện nay, việc điều trị tụt lợi dựa vào tình trạng nặng hay nhẹ của người bệnh.

3.1 Trường hợp nhẹ

Cách điều trị tụt lợi chân răng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần đánh răng đúng cách, lấy cao răng, ngậm gel flour hoặc hàn bằng vật liệu hàn răng...

3.2 Trường hợp nặng

Cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật tụt lợi được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm sử dụng vạt tại chỗ có chân nuôi bao gồm các phương pháp như: Phương pháp vạt trượt bên, vạt vạt xoay chếch, vạt nhú lợi kép, vạt trượt về phía cổ răng, vạt bán nguyệt
  • Nhóm sử dụng mô ghép rời tự thân lấy từ vị trí khác trong miệng bao gồm: Các phương pháp ghép lợi tự do tự thân, ghép mô liên kết dưới biểu mô
  • Nhóm phương pháp sử dụng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ bao gồm: Các phương pháp dùng màng biểu mô đồng đồng loạt không không tế bào, tái sinh mô có hướng dẫn.

Mỗi cách điều trị tụt lợi đều có ưu nhược điểm riêng, bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để tư vấn cho bạn phương pháp thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

4. Những mẹo điều trị tụt lợi tại nhà hiệu quả

Không phải bất cứ ai bị tụt lợi chân răng đều phải phẫu thuật, một số trường hợp tụt lợi nhẹ bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi để điều trị. Song hành cùng với việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp điều trị tụt lợi tại nhà hiệu quả bằng các nguyên liệu có sẵn, dễ tìm.

Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng tụt lợi:

  • Mật ong: Trong mật ong có tính kháng khuẩn, khử trùng nên rất hữu hiệu trong điều trị tụt lợi. Cách thực thiện cũng rất đơn giản, người bệnh sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì dùng tăm bông tẩm mật ong chấm vào vùng lợi bị tụt và chờ khoảng 5 phút rồi súc miệng. Hãy kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trà xanh: Trong trà xanh có mặt của catechin, một chất có công dụng điều trị tụt lợi hiệu quả. Người bệnh chỉ cần đun nước trà xanh và súc miệng hằng ngày tình trạng tụt lợi sẽ được cải thiện hiệu quả.
  • Dầu mè: Trong dầu mè có chứa các chất chống viêm nên thường được sử dụng trong chăm sóc răng miệng, trong đó có tụt lợi hở chân răng. Bạn chỉ cần sử dụng 3 thìa dầu mè đã làm ấm trong đó 2 thìa trộn với kem đánh răng còn 1 thìa dùng để ngậm và súc miệng sau khi đánh răng xong. Ban đầu khi dùng dầu mè có thể bạn chưa quen nhưng sau này này hãy cố gắng duy trì 2 ngày/ lần để điều trị tụt lợi hiệu quả nhé.
  • Chanh và dầu oliu: Nếu như trong chanh có chất sát trùng tốt thì trong dầu oliu có các thành phần chống viêm hiệu quả. Bạn trộn nước cốt chanh với dầu oliu theo theo tỷ lệ 2:1 rồi bỏ vào chai thủy tinh trong 1 tháng. Sau 1 tháng bạn lấy ra ra và massage quanh vùng lợi bị tụt. Mặc dù phương pháp này khá hiệu quả nhưng bạn không nên lạm dụng, chỉ nên sử dụng khoảng 3 lần/ tuần thôi nhé.
  • Tỏi: Trong tỏi có các chất giúp kháng viêm hiệu quả, người bệnh chỉ cần giã nát tỏi rồi lấy nước bôi vào vùng lợi bị tụt và hãy nhớ súc miệng sau khi thực hiện nhé.
  • Nha đam: Bạn có thể thực hiện bằng cách lấy phần gel bôi trực tiếp lên phần lợi bị tụt hoặc trộn với kem đánh răng để sử dụng.

Điều trị tụt lợi hở chân răng tuy không quá phức tạp, nhưng để đem đến chức năng ăn nhai tốt nhất và đem lại tính thẩm mỹ lâu dài mà vẫn đảm bảo về sức khỏe vẫn cần đến bác sĩ có đầy đủ kinh nghiệm, chuyên môn về nha chu thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị.



Hỗ trợ trực tuyến