Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ có bền không?

Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ có bền không?
Cập nhật 31/10/2023 03:10:25

Mất răng khiến nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống và ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ. Do đó, cầu răng sứ là giải pháp tối ưu cho bạn trong trường hợp này. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Linh Thiện sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến phương pháp này một cách kỹ càng nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

Ảnh minh họa

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất bằng cách mài đi 2 răng liền kề cạnh. Sau đó, dùng 1 cầu răng gồm 3 mão sứ để chụp lên. Răng sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng đã mất, còn 2 răng liền kề sẽ làm trụ để nâng đỡ.

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại: răng sứ kim loại và răng toàn sứ.

  • Răng sứ kim loại: Được làm bằng hợp kim Niken – Crom, Crom – Coban, kim loại quý,…
  • Răng toàn sứ: Làm bằng chất liệu sứ nguyên chất, nên có vẻ đẹp thẩm mỹ và độ bền cao.

Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh tế của bản thân, bạn lựa chọn chất liệu phù hợp để làm cầu răng sứ. Theo đánh giá của các chuyên gia, răng toàn sứ có chất lượng và ưu điểm vượt trội hơn răng sứ kim loại. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm này khá cao, khó tiếp cận với đa số khách hàng.

Các loại cầu răng sứ hiện nay

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, thị trường đã ra đời rất nhiều các dòng sản phẩm khác nhau. Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng phù hợp với từng đối tượng sử dụng.

Cầu răng sứ truyền thống

Loại cầu răng sứ này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng răng sứ chụp vào 2 răng liền kề cạnh răng đã mất. Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ đầu của các răng kế cạnh để dễ dàng gắn mão sứ lên.

Cầu răng sứ với/đèo

Ở cầu răng này, bác sĩ sẽ sử dụng 1 hay 2 răng ở phía trước răng đã mất để bắc cầu. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường ảnh hưởng đến răng trụ, làm quá trình ăn nhai khó khăn nên không được khuyến khích thực hiện.

Cầu răng sứ cánh dán

Phương pháp này hỗ trợ bảo tồn răng thật một cách tối đa, vì hạn chế mài răng. Chúng được tạo thành nhờ một chiếc răng giả kết hợp 2 dải kim loại như cánh dán ở bên cạnh. Khi đó, răng giả sẽ che phủ khu vực răng đã mất và phần cánh dán được gắn cố định vào mặt trong của răng trụ hai bên.

Phần cánh dán thường được làm bằng chất liệu kim loại hoặc sứ. Tuy nhiên, cầu răng này khá yếu, lực nhai kém, dễ rơi rụng. Vì thế, khách hàng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, dai,…

Cầu răng sứ trên trụ Implant

Cầu răng này không dùng răng thật mà là trụ Implant được cấy vào xương hàm. Vì vậy, chúng không ảnh hưởng đến mô răng, tạo khoảng cách phù hợp giữa các răng. Ngoài ra, xương hàm ở vị trí răng đã mất tiêu ít hơn.

Vừa rồi là các loại sản phẩm phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo sử dụng phương pháp phù hợp.

Ưu và nhược điểm của cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và hỗ trợ chức năng ăn nhai hiệu quả. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của phương pháp này ngay bên dưới nhé:

Ưu điểm

Nhờ sở hữu các ưu điểm vượt trội nên phương pháp này được nhiều khách hàng ưa chuộng:

  • Độ thẩm mỹ cao: Màu sắc tự nhiên, bật tone trắng sáng, mang lại sự tự tin cho người dùng. Khó lòng phát hiện răng giả bằng mắt thường do độ ăn khít cao.
  • Chức năng ăn nhai tốt: Răng sứ có khả năng chịu lực cao nên khách hàng yên tâm thoải mái ăn uống.
  • Chi phí thực hiện thấp: So với cấy ghép Implant, cầu răng sứ có giá rẻ hơn. Tuy nhiên vẫn tùy thuộc vào chất liệu sứ bạn lựa chọn mà chi phí sẽ khác nhau.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Chỉ trong vòng 4 – 5 ngày đến nha khoa, bạn đã sở hữu ngay ham rằng trắng sáng, đẹp, tự tin khi giao tiếp.
  • An toàn với cơ thể: Chất liệu sứ không gây hiện tượng kích ứng, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt.
  • Hạn chế bệnh lý răng miệng: Phương pháp này ngăn chặn tình trạng mất răng, bệnh lý răng miệng khác.
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng của răng: Giải pháp này giúp khôi phục khả năng phát âm, hình dạng khuôn mặt, khớp cắn ăn nhai,…
  • Độ bền cao: Tuổi thọ dài lâu nếu được vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nhược điểm

Tuy nhiên, cầu răng sứ vẫn có vài hạn chế nhất định như sau:

  • Những răng làm trụ dễ bị ê buốt và ảnh hưởng tủy răng sau này.
  • Răng liền kề phải bị mài nhỏ, chữa tủy,… để làm trụ.
  • Nếu số lượng mất răng nhiều, phương pháp này sẽ không đạt được hiệu quả.
  • Giải pháp này chỉ khắc phục hình dáng răng ở trên, chứ không thay chân răng. Vì thế, phương pháp này không thay thế được tình trạng tiêu xương hàm.
  • Quá trình vệ sinh khó khăn nếu không chăm sóc kỹ càng, dễ gây hôi miệng, viêm lợi,…

Đọc qua ưu nhược điểm của kỹ thuật này, bạn đã có thể hình dung chi tiết về phương pháp cầu răng sứ. Tuy nhiên, nếu muốn lựa chọn dịch vụ này, tốt nhất nên đến nha khoa kiểm tra tổng quát nhé.

Làm cầu răng sứ có tốt không?

Đọc qua ưu nhược điểm của cầu răng sẽ khiến nhiều người e ngại thực hiện. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn là lựa chọn tối ưu nếu đảm bảo những yếu tố như:

  • Nha sĩ lựa chọn răng trụ đúng kỹ thuật.
  • Số lượng răng đã mất không quá lớn.
  • Trình độ bác sĩ chuyên môn cao, quy trình tiến hành đảm bảo an toàn.
  • Quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng kỹ càng, chu đáo.

Nếu các điều kiện này được đáp ứng, cầu răng sẽ là phương pháp nha khoa hữu ích với người mất răng.



Hỗ trợ trực tuyến