Hướng dẫn cách vệ sinh cầu răng sứ để sử dụng dài lâu

Hướng dẫn cách vệ sinh cầu răng sứ để sử dụng dài lâu
Cập nhật 31/10/2024 08:10:02

Làm cầu răng sứ là phương pháp giúp khôi phục răng đã mất nhanh chóng và hiệu quả. Để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, người dùng cần chú ý vệ sinh cầu răng sứ đúng cách. Hơn thế nữa, việc này còn đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng sứ

Hướng dẫn cách vệ sinh cầu răng sứ để sử dụng dài lâu

Hướng dẫn cách vệ sinh cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kỹ thuật kết nối nhiều chiếc răng sứ lại với nhau. Chính vì vậy, nếu một chiếc răng sứ bị hư thì phải thay toàn bộ cầu răng sứ. Do đó, người dùng cần chú ý vệ sinh cẩn thận để bảo quản răng sứ được tốt nhất. Sau đây là một số điều cần lưu ý:

Cách chải răng khi làm cầu răng sứ

Hãy chải răng đều đặn 2-3 lần/ngày trước và sau khi ngủ dậy. Lưu ý chải răng nhẹ nhàng bằng lực vừa phải, với chỗ có cầu răng thì cần cẩn thận hơn. Vì nếu dùng lực quá mạnh có thể làm hư hỏng trụ cầu. Chải từ ngoài vào trong để đảm bảo rằng phần cầu răng không bị nhồi nhét thức ăn thừa.

Bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều bữa ăn phụ để tránh đánh răng nhiều lần. Bởi vì liên tục chải răng sẽ khiến cho trụ cầu bị ảnh hưởng và làm răng nhạy cảm, ê buốt và dễ bị kích ứng hơn. Đừng quên lựa chọn loại kem đánh răng có nồng độ tẩy vừa phải và có chiết xuất từ tự nhiên bạn nhé!

Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng

Một vấn đề mà ít người để ý chính là việc lựa chọn loại bàn chải để sử dụng.  Theo đó, chuyên gia khuyên dùng bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để đánh răng. Người dùng cần hạn chế dùng bàn chải quá cứng vì có thể gây tổn thương nướu và dễ vướng vào răng.

Hãy dùng bàn chải di chuyển nhẹ nhàng, chải theo chiều thuận chứ không chải theo chiều ngang. Điều này sẽ giúp loại bỏ dễ dàng các mảng bám thức ăn và vi khuẩn mắc sâu trong kẽ răng, đặc biệt là ở khu vực cầu răng sứ. Bạn hãy thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần. Đồng thời, thực hiện các biện pháp để diệt khuẩn trên bàn chải thường xuyên.

Dùng chỉ nha khoa

Một vấn đề tối kỵ khi vệ sinh cầu răng sứ là tuyệt đối không được sử dụng tăm để xỉa răng. Bởi lẽ, điều này có thể làm lung lay cầu răng sứ. Thế nên, để giải quyết tình trạng trên, đồng thời giúp loại bỏ sạch sẽ thức ăn thừa trong kẽ răng, hạn chế tối đa bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy, sâu răng,… bạn nên dùng chỉ nha khoa.

Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý

Đừng quên sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Nhờ đó, vệ sinh răng miệng sạch sâu hơn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn sở hữu một hơi thở thơm mát, sảng khoái. Trong một số trường hợp nướu bị kích ứng hay có dấu hiệu sưng viêm, việc sử dụng nước muối sinh lý còn giúp kháng viêm, giảm sưng.

Hiện nay, nhiều người chủ quan trong việc vệ sinh cầu răng sứ mà không biết rằng chính điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Đồng thời, nó còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…

Chế độ ăn uống khoa học sau khi làm cầu răng sứ

Bên cạnh việc vệ sinh cầu răng sứ đúng cách, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, hãy:

  • Sau khi bọc sứ nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai nuốt như cháo, súp,…
  • Hạn chế ăn thực phẩm quá dai, cứng hoặc quá nóng hay quá lạnh.
  • Tăng cường bổ sung thức ăn có hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Cân đối đầy đủ nhóm chất trong thực đơn hàng ngày. Việc này giúp răng khỏe mạnh và đảm bảo năng lượng hoạt động cho cơ thể.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống bia rượu,… vì có thể tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công răng. Đồng thời, nó còn khiến răng bị xỉn màu, ố vàng.
  • Uống nhiều nước để làm sạch cầu răng sứ.



Hỗ trợ trực tuyến