Lấy tủy răng mất bao lâu?

Lấy tủy răng mất bao lâu?
Cập nhật 29/02/2024 14:02:07

Lấy tủy răng là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị sâu răng nặng, viêm tủy. Tùy theo mức độ viêm của mỗi người, cũng như sự phức tạp của ống tủy mà quá trình này có thể diễn ra trong 1 lần hoặc nhiều lần. Vậy lấy tủy răng mất bao lâu?

Lấy tủy răng

Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng (hay còn được gọi là điều trị nội nha) là một trong những thủ thuật nha khoa phổ biến, nhất là đối với việc điều trị răng sâu nặng, viêm tủy. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử bên trong răng. Kế tiếp, ống tủy sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, nó sẽ được trám bít, phục hình răng về hình dáng ban đầu. Phương pháp này nhằm giải quyết ổ viêm nhiễm, ngăn ngừa lây lan sang các răng khác và bảo tồn tối đa răng thật.

Một số trường hợp răng bị hư hại, buộc phải điều trị tủy có thể kể đến như: Răng sâu nặng dẫn đến viêm nhiễm, răng bị chấn thương nặng, răng trám nhiều lần khiến vết trám chạm vào tủy,… Thời gian lấy tủy răng mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự phức tạp của ống tủy răng đó.

Quá trình lấy tủy răng như thế nào?

Để đảm bảo điều trị nội nha hiệu quả, bác sĩ cần thực hiện đầy đủ từng bước theo đúng quy trình. Dưới đây là các bước lấy tủy chuẩn y khoa:

  • Bước 1: Người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán thông qua phim chụp X-quang răng. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định hình dạng ống tủy cũng như mức độ nghiêm trọng của răng.
  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng cho người bệnh, gây tê để người bệnh không thấy đau trong quá trình điều trị tủy.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành mở buồng tủy bằng máy khoan chuyên dụng. Kế đó loại bỏ phần tủy bị hư bên trong răng, đảm bảo vi khuẩn không lây lan sang răng khác.
  • Bước 4: Sau khi loại bỏ tủy răng, bác sĩ sẽ khử trùng bên trong răng. Trong trường hợp răng bị hư hại nghiêm trọng, viêm nặng, bác sĩ có thể đặt thuốc vào bên trong để tiêu diệt lượng vi khuẩn còn lại.
  • Bước 5: Người bệnh sẽ được chụp X-quang lại sau khi đã điều trị tủy xong. Điều này giúp bác sĩ có thể kiểm tra kết quả, cũng như đảm bảo ổ viêm nhiễm đã được loại bỏ, chân răng hoàn toàn sạch khuẩn.

Đây là quá trình chung của việc điều trị tủy răng. Vậy lấy tủy răng mất bao lâu? Đa số các trường hợp điều trị nội nha đều diễn ra từ 2 lần trở lên. Sau đó người bệnh sẽ được trám bít ống tủy bằng Composite. Cuối cùng, phục hình bằng cách lắp mão răng sứ vĩnh viễn.

Lấy tủy răng mất bao lâu thời gian?

Hiểu rõ quy trình, thời gian điều trị tủy sẽ giúp người bệnh có thể chủ động sắp xếp việc cá nhân. Từ đó thực hiện các bước đúng thời điểm, đảm bảo an toàn cho răng miệng. Vậy lấy tủy răng mất bao lâu?

Thời gian lấy tủy răng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ nhiễm trùng răng, số chân răng và các bệnh lý liên quan. Để hoàn tất quá trình lấy tủy răng, người bệnh sẽ cần đến nha khoa từ 1 – 2 buổi. Mỗi buổi thường kéo dài khoảng 20 – 60 phút. Ngoài ra, quá trình điều trị tủy cho răng hàm có đến 4 chân sẽ diễn ra lâu hơn những răng khác trong cung hàm.

Nếu người bệnh chọn phương pháp bọc răng sứ để phục hồi thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bởi sau khi lấy tủy, bạn cần kiểm tra kỹ để đảm bảo không còn ổ viêm trong răng rồi mới tiến hành gắn cố định mão răng sứ.

Những lưu ý cần biết khi lấy tủy răng

Nếu phát hiện răng bị viêm tủy, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý một số điều như:

  • Nên tìm hiểu, lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được chẩn đoán đúng và điều trị an toàn.
  • Sau khi điều trị răng sẽ khỏe mạnh trở lại, nhưng tuổi thọ có thể không cao.
  • Tùy vào tình trạng răng, số răng cần lấy tủy mà thời gian lấy tủy và chi phí điều trị sẽ khác nhau. Răng bị viêm tủy càng nghiêm trọng, ống tủy càng phức tạp thì chi phí càng cao.
  • Trong khi điều trị, người bệnh nên thả lỏng cơ thể, không nên quá căng thẳng. Điều đó rất dễ làm đứt gãy, rơi rớt dụng cụ trong quá trình lấy tủy.
  • Người bệnh không nên ăn uống trong khoảng 30 phút ngay sau khi điều trị. Những ngày tiếp theo, bạn cũng không nên dùng răng để nhai thực phẩm cứng.
  • Nướu răng có thể bị sưng đỏ, đau nhức, nhạy cảm hơn sau khi lấy tủy. Khi đó, bạn có thể dùng thuốc theo đơn bác sĩ để làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu tình trạng sưng đau không thuyên giảm hoặc miếng trám cộm cấn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.



Hỗ trợ trực tuyến