Viêm lợi trùm ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Viêm lợi trùm ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Cập nhật 31/03/2024 03:03:38

Viêm lợi trùm ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không sớm điều trị hiệu quả. Vậy nguyên nhân gây viêm lợi trùm ở trẻ em là gì? Điều trị như thế nào thì hiệu quả? Làm sao để phòng ngừa viêm lợi trùm? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ em

Viêm lợi trùm ở trẻ em do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó mảng bám thức ăn bám vào nướu răng là nguyên nhân phổ biến nhất. Bởi khi mảng bám, cặn thức ăn bám vào nướu lợi, nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển, gây viêm nướu. Bên cạnh đó, tình trạng lợi trùm răng ở trẻ em còn có thể là do: đánh răng sai cách, nhiệt miệng, không vệ sinh răng miệng và mọc răng gây ra.

Các giai đoạn viêm lợi trùm ở trẻ em

Viêm lợi trùm ở trẻ em thường phát triển qua 2 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau và càng về sau sẽ càng nghiêm trọng. Cha mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng để tìm biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm, xảy đến với trẻ.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này, phần lợi của trẻ sẽ bị đỏ, đau, sưng, thậm chí còn bị loét. Trẻ thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau khi ăn uống và còn bị hôi miệng. Các vết loét nếu xuất hiện sẽ có đường kính khoảng 1 – 5 mm. Tình trạng viêm lợi trùm kéo dài sẽ làm lợi nướu của trẻ bị chảy máu, khiến trẻ quấy khóc thường xuyên.

Giai đoạn nặng

Lợi trùm ở trẻ nhỏ nếu để kéo dài và không có biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ tiến đến giai đoạn nặng. Thời điểm này, các ổ viêm sẽ lan ra khắp khoang miệng, gây viêm loét trên diện rộng, khiến trẻ bị chảy máu chân răng, hơi thở có mùi khó chịu. Thậm chí, vi khuẩn sinh sôi ở vết loét còn có thể ăn vào máu, khiến trẻ bị nhiễm trùng máu, sốt cao, co giật, đau nhức dữ dội.

Cách điều trị lợi trùm răng ở trẻ em

Viêm lợi trùm ở trẻ em cần sớm tìm biện pháp điều trị hiệu quả, để tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.  Thông thường, tùy vào mức độ của viêm lợi trùm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Trẻ bị viêm lợi trùm nhẹ: Loại bỏ mảng bám và cao răng

Trường hợp trẻ bị viêm lợi trùm nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, loại bỏ mảng bám để làm sạch răng, từ đó ngăn chặn tình trạng viêm tiến triển. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Bé bị viêm lợi trùm nặng: Dùng thuốc kháng sinh

Trường hợp bé bị viêm lợi trùm nặng và không thể cải thiện dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh gồm các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm để giảm thiểu tình trạng sưng tấy, đỏ đau ở trẻ. Phụ huynh cần lưu ý là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc và cho trẻ sử dụng mà không có hướng dẫn từ chuyên gia.

Cách phòng ngừa viêm lợi trùm ở trẻ em

Để phòng ngừa tình trạng lợi trùm răng ở trẻ em, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày.
  • Phụ huynh có thể dùng chỉ nha khoa để lấy mảng bám thức ăn ở kẽ răng cho trẻ.
  • Cho trẻ dùng loại kem đánh răng có chứa Flour.
  • Cứ 2 – 3 tháng thì phải thay bàn chải đánh răng một lần.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt thường xuyên.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần.



Hỗ trợ trực tuyến