Sau quá trình niềng răng, nhiều trường hợp khách hàng răng bị chạy, lệch hướng. Lý do của vấn đề này là do sau khi răng vừa được dịch chuyển đến vị trí mới, chưa cứng cáp, cố định chắc chắn.
Với việc sử dụng các thực phẩm yêu cầu phải cắn, nhai nhiều khiến cho răng dễ bị xô, thậm chí là quay về trạng thái gần như trước đây. Bởi vậy, bạn đeo hàm duy trì để cố định, tạo ra khoảng thời gian để nướu, răng, xương răng ổn định dần.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Nếu niềng răng xong mà tôi không đeo hàm duy trì thì có ổn không? Câu trả lời chính xác là: Nên đeo hàm duy trì để hàm răng của bạn được chỉnh, giữ theo đúng cung hàm, kết quả niềng nhờ đó mà ít bị chịu ảnh hưởng.
Hiện nay, có nhiều loại hàm duy trì sử dụng sau khi niềng với các chất liệu chế tạo khác nhau.
1/ Hàm duy trì cố định
Đặc điểm quan trọng nhất của loại hàm duy trì này là tính cố định. Khi sử dụng hàm duy trì dạng này, bạn sẽ phải đeo liên tục cho đến khi các răng đã ổn định tại vị trí mới. Với hàm duy trì cố định:
2/ Hàm duy trì tháo lắp
Những lợi thế đáng mong chờ của loại hàm duy trì tháo lắp là:
Một trong những lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn hàm duy trì tháo lắp chính là thời gian. Không phải có thể tháo hàm duy trì ra một cách thoải mái và bất cứ lúc nào, thì bạn có thể cho mình quyền dùng cũng được mà không dùng cũng chẳng sao.
Thời gian đeo hàm duy trì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thường có thể là vài tháng cho đến 1 năm. Điều này cần căn cứ vào chẩn đoán của bác sĩ, việc khách hàng có tuân thủ đúng chỉ dẫn về vệ sinh răng miệng hay ăn uống hằng ngày hay không.
Và quan trọng hơn là thời gian sử dụng hàm duy trì bao nhiêu giờ trong ngày. Theo lời khuyên của các chuyên gia chỉnh nha, mọi người nên liên tục sử dụng hàm duy trì 24/24 giờ trong vòng 3 – 4 tuần đầu tiên. Sau đó, có thể tăng giảm khoảng thời gian đeo hàm duy trì cho đến khi tháo ra theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu như thực hiện đúng quy định về thời gian, mọi người sẽ không cần dùng hàm duy trì quá lâu, thường là chỉ vài tháng.
Nhìn chung, việc lắp hay tháo hàm duy trì cũng cần được thực hiện đúng cách. Với bản chất của hàm duy trì cố định, một khi đã được bác sĩ gắn trên răng, bạn không thể tự tháo ra, chỉ có bác sĩ mới thực hiện được.
Với những khách hàng sử dụng hàm tháo lắp, việc gỡ ra tháo vào hoàn toàn tiện lợi và dễ dàng. Các thao tác khi tháp hàm duy trì cần tiến hành tuần tự, nhẹ nhàng.
Một khi bạn đã quen với việc đeo và vệ sinh mắc cài niềng thì với hàm duy trì sẽ tương tự, có khi là đơn giản hơn. Bạn nên đánh răng mỗi ngày, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên. Sau khi tháo hàm duy trì, răng bạn không những đều mà còn trắng và không mắc các bệnh lý.
Sử dụng hàm duy trì sau niềng răng là điều cần thiết và luôn được cất nhắc bởi bác sĩ nha khoa. Với những lưu ý tối quan trọng bạn có thể có được một hàm răng đẹp và đều hơn.